“Cảm xúc chưa được giải tỏa sẽ không bao giờ chết. Chúng được chôn sống và sau này sẽ xuất hiện theo những cách xấu xa hơn.”
Sigmund Freud
Giới thiệu
Bác sỹ Vy sinh ra tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam – nơi mà vấn đề tâm lý ít được quan tâm và mang nhiều ý nghĩa chưa tích cực. Cô đặc biệt quan tâm tới khía cạnh tinh thần của bệnh nhân, các mối quan hệ xã hội và ảnh hưởng của các vấn đề này đến đời sống.
Sau khi tốt nghiệp y khoa tại Đại học Leicester, Anh Quốc, BS Vy làm bác sỹ đa khoa tại bệnh viện của trường University College London trước khi được đào tạo chuyên sâu về tâm thần pháp y và tâm lý tại trường tâm thần pháp y ở Oxford. BS Vy là thành viên của Hiệp hội Tâm thần pháp y Hoàng Gia, Anh Quốc. Sau đó cô tốt nghiệp bằng Thạc sỹ về Sức khỏe tâm lý cho trẻ em và trẻ vị thành niên tại Viện Sức Khỏe Nhi - Đại học University College London. Đề tài luận văn của cô nghiên cứu về Rối loạn phổ tự kỷ và những ảnh hưởng của triệu chứng của phổ tự kỷ trong những người mắc chứng rối loạn ăn uống.
Bs Vy đã làm việc với nhiều đối tượng bao gồm người lớn, trẻ em và trẻ vị thành niên tại các bệnh viên công và tư nhân ở Anh. Cô đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực tâm lý trẻ em và trẻ vị thành niên, tâm thần học pháp y và tâm lý trong thai kỳ.
Sau hơn 20 năm được học, đào tạo và làm việc tại Anh, Bs Vy nhận ra sự thiếu hụt trong nhận thức về rối loạn tâm lý tại Việt Nam. Mặc dù các bậc phụ huynh có con mắc các rối loạn này đã có nhiều quan tâm hơn và bắt đầu chủ động tìm hiểu thông tin và phương thức điều trị cho con, số lượng và chất lượng cơ sở điều trị ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Vì vậy, BS Vy quyết tâm trở về nước với mong muốn nâng cao nhận thức và làm giảm những kỳ thị liên quan tới sức khỏe tâm lý.
Cô hy vọng có thể hỗ trợ cho những cá nhân và thân nhân chịu ảnh hưởng của rối loạn tâm lý qua những chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý. BS Vy tin rằng sự cân bằng trong cuộc sống có thể đạt được và duy trì với hướng tiếp cận toàn diện về thể chất và tinh thần. Cô kết hợp các phương pháp về trị liệu tâm lý, lối sống, chế độ dinh dưỡng với việc dùng thuốc (khi cần thiết).
Bằng cấp
- Cử nhân về phẫu thuật và Cử nhân y khoa, Anh Quốc
- Thành viên Hiệp hội Tâm thần Hoàng Gia, Anh Quốc
- Thạc sỹ về Sức khỏe tâm lý trẻ em và trẻ vị thành niên, Viện Sức khỏe nhi, Đại học University College London, Anh Quốc
- Chứng nhận đào tạo sử dụng công cụ Bảng quan sát chẩn đoán tự kỷ phiên bản 2 (ADOS-2) và Bảng phỏng vấn chẩn đoán tự kỷ đã chỉnh sửa (ADI-R) – 2 công cụ chẩn đoán tiêu chuẩn nhất trên quốc tế cho Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em và người lớn
Kinh nghiệm làm việc
- 2021 – Hiện tại: Phòng khám Rối loạn tăng động giảm chú ý, Dịch vụ phát triển thần kinh, The Retreat, York, Vương quốc Anh (làm việc từ xa)
- 2019 – Hiện tại: Bác sĩ Tâm thần Tổng quát
- Đại sứ của Phát triển thần kinh đa dạng, Tổ chức phi chính phủ Saigonchildren, HCM
- Cố vấn cho Beautiful Mind (NGO) tham gia các hội thảo và các sự kiện nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, hỗ trợ thanh thiếu niên bị rối loạn sức khỏe tâm thần, Việt Nam
- 2018 – 2019: Bác sĩ chuyên khoa tâm thần pháp y/tâm lý Trẻ em và Vị thành niên, bệnh viện Priory, Roehampton, Vương quốc Anh
- 2016 – 2018: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần pháp y tại Bệnh viện Cygnet, Stevenage, Vương quốc Anh
- 2013 – 2016: Chương trình đào tạo Tâm thần, Trường Tâm thần Oxford, NHS, Vương quốc Anh. Chuyên ngành: Rối loạn tăng động giảm chú ý và chu sinh (xung quanh thời gian thai phụ sinh con)
- 2010 – 2012: Bác sĩ tập sự, Bệnh viện thuộc Đại học College London, NHS, Vuơng quốc Anh
Các sự kiện đã tham gia:
- 10/2023: Tọa đàm về Rối loạn phổ tự kỉ cho phụ huynh thầy cô toàn quoc, BIS, HCM
- 04/2023: Hiểu rõ hơn và hỗ trợ các bé phát triển đa dạng thần kinh, Vinschool, HCM
- 03/2023: Hiểu hơn về những khác biệt trong văn hóa khi khuyến cáo phụ huynh Việt Nam đưa con đi tham vấn
- 06/2020 – Hiện tại: Chuỗi giáo dục trên truyền hình “Finding Hope” (Tìm Lại Ước Mơ) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là Rối loạn phổ Tự kỷ và Rối loạn tăng động giảm chú ý, Việt Nam
- 06/2020: Thuyết trình và hỏi đáp về Rối loạn tăng động giảm chú ý dành cho phụ huynh, trường VFIS, HCM, Việt Nam
- 09/2019: Hỏi đáp về Trầm cảm dành cho công chúng, tại sự kiện ký tặng sách “Trầm cảm – kẻ giết người thầm lặng”, tại đường sách Quận 1, TP.HCM, Việt Nam
Danh sách những rối loạn tâm lý thường thấy khi Bs Vy công tác tại phòng khám và bệnh viện (Bs điều trị và chẩn đoán người lớn, trẻ em và trẻ vị thành niên)
*Trầm cảm (bao gồm trầm cảm thai kỳ) có/không có ý định tự sát
- Rối loạn lưỡng cực
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn hoảng loạn
- Rối loạn phổ tự kỷ
- Rối loạn tăng động giảm chủ ý
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Tâm thần phân liệt/Loạn thần
- Rối loạn ăn uống (bao gồm chứng khó ăn)
- Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) hoặc Rối loạn nhân cách không ổn định về mặt cảm xúc (EUPD)
- Borderline Personality Disorder (BPD) or Emotionally Unstable Personality Disorder (EUPD)
*Trị liệu tâm lý
- Trị liệu nhận thức hành vi (Cognitive Behavioural Therapy)
- Trị liệu tâm động học (Psychodynamic Psychotherapy)
- Tư vấn qua video chat khi cần thiết, hoặc dành cho các buổi theo dõi sau trị liệu.
Sở thích cá nhân
BS Vy có niềm yêu thích đặc biệt đối với nghệ thuật và ngôn ngữ. Cô thích tổ chức các bữa tiệc tối và đi du lịch khám phá các nền văn hóa và ẩm thực khác nhau. BS Vy đã hoàn thành Chứng chỉ về Ẩm thực tại trường Le Cordon Bleu để hiểu rõ hơn về nghệ thuật ẩm thực và tiếng Pháp. Đối với BS Vy, không gì ý nghĩa và thú vị hơn những cuộc đối thoại sâu sắc và những mối quan hệ chân thành.
Những điều cần biết trước buổi khám đầu tiên (80 - 90 phút)
BS Vy nhận thức rất rõ việc thấu hiểu hoàn cảnh, văn hóa của thân chủ là điều quan trọng trong việc xây dựng gắn kết và thấu cảm. BS Vy luôn cố gắng tôn trọng cá tính và tình trạng sức khỏe mỗi cá nhân. Mọi thông tin về thân chủ được bảo mật chặt chẽ trừ trường hợp có nguy cơ các cá nhân khác hoặc cộng đồng gặp nguy hiểm.
Việc thiết lập cuộc hẹn thăm khám đầu tiên sẽ rất căng thẳng. Tuy nhiên đừng để những lo âu đó ngăn cản sự phục hồi của bạn. Thay vào đó, bạn có quyền cảm thấy tự hào về bản thân, về ý định tìm kiếm sự giúp đỡ. Ngoài ra, hiểu được những gì sẽ diễn ra tại buổi thăm khám đầu tiên sẽ giúp bạn giảm được những lo lắng:
- 1. Chuẩn bị đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh tật của bạn hoặc của con (bao gồm thông tin về thuốc đang/đã dùng, những lần thăm khám, nhập viện trước đây). Bạn có thể mang theo sổ ghi chép của riêng mình hoặc giấy tờ bệnh viện/bác sỹ.
- 2. BS Vy sẽ đặt ra những câu hỏi để hiểu thêm về bạn (hoặc con bạn) với mục đích hiểu rõ hơn bản chất và gốc rễ vấn đề. Bạn có thể cảm thấy lo lắng với những câu hỏi mở nhưng hãy yên tâm, không có câu trả lời nào là sai và BS Vy sẽ hướng dẫn bạn trong suốt cuộc trò chuyện.
- 3. Bạn có thể sẽ cảm thấy một số cảm xúc tiêu cực khi được khuyến khích kể ra những điều đã kìm nén từ lâu. Đây là điều tự nhiên, sẽ không có bất kỳ một sự đánh giá nào với cảm xúc của bạn.
- 4. BS Vy sẽ giải thích và thảo luận cùng bạn để thống nhất kế hoạch điều trị (nếu việc điều trị cần thiết).